11 thg 12, 2015

NHỮNG NGƯỜI BẠN và kỷ niệm 10 năm thành lập nguoihanoi.net

ẢNH HÀ NỘI
* Ngày 22/4/2012, Hà Nội nắng chứa chan. con đường từ cầu Chương Dương đổ dốc xuống 300m là nhà hàng Quán Lá Tuấn Hào, nơi đây sẽ diễn ra buổi kỷ niệm 10 năm thành lập Người Hà Nội Nét.

Mới chưa đến 9h sáng, nhóm ẩm thực đã tập trung ở nhà hàng. Vân Thiên Minh chở Thuhanoi chọn mua những đóa hoa Loa Kèn trắng tinh rạng rỡ mang về cắm bình. Cùng lúc đó, mọi người mau chóng ra chợ chọn mua trái cây mang về. Thành viên Phan Kiền tuy không đến dự đã gửi tặng 60 bông hồng đỏ thắm và thêm 1 bó hoa Loa Kèn nữa.

Bàn ghế được kê theo hình chữ U để mọi người có thể ngồi đối diện và dễ trao đổi tọa đàm. Những chiếc nơ đỏ trang trí trên thành ghế làm cho khán phòng sinh động hẳn lên.

Khoảng 12 giờ lác đác các thành viên đến phụ giúp có Notagie, Vân Thiên Minh, Phùng Nguyên Phong, NemchuaHN, Thuhanoi mỗi người một tay gọt trái cây, sắp bánh lên dĩa, cắm hoa ... công việc được tiến hành trôi chảy... Những đôi tay khéo léo tỉa từng cánh hoa lung linh trong ánh sáng chan hòa, gửi vào đó bao tình yêu Hà Nội.

13 giờ, thành viên đến khá đông mỗi người đều tìm cho mình một công việc thích hợp... mắt biếc tích cực trong khâu chuẩn bị sách biếu tặng cùng Galy, babychecken... cùng nhiều bạn khác hoàivy, hoài tâm, Nguyễn Tuân... các bạ không đi một mình mà có thêm người đẹp cùng đến dự, cùng hòa vào không khí vui tươi, thân mật.... Tôi nhin thấy áo đỏ quen thuộc, kẻlươibieng vừa từ cầu thang máy bước ra cười tươi như hoa... Những cựu thành viên cũ gặp nhau lâu ngày hỏi han trò chuyện cởi mở. Long_Caper_HN báo bận không đến, nhưng chắc cũng nôn nóng không thể đừng đã có mặt với những ống kinh máy ảnh lủng lẳng, xem ra ngứa nghề không thao tác là không chịu được, phải tranh thủ chớp nhoáng ghi lại quang cảnh buổi lễ.

Đã 14 giờ rồi, số khách mời chưa thấy những thành phần quan trọng, có lẽ bà con quen giờ dây chun nên lục tục đến ... Cầu thang máy bung ra, ôi chật ních khách mời, thật là vui, hồi hộp và những nụ cười chào đón niềm nở, lần lượt các vị khách an vị ... đúng 14g15 buổi lễ Khai Mạc bắt đầu.

http://thuhanoi.vnweblogs.com/post/3280/372219

Hội ngộ tháng tư - kỷ niệm 10 năm thành lập ra mắt sách HÀ NỘI MẾN YÊU

Hội blogs Hà Nội Xuân gặp gỡ Mai Khoa tại Hà Nội
Cảm ơn tấm lòng mến khách của các anh đã giành cho Thuhanoi món ăn tinh thần không bao giờ phai nhạt. Hà Nội ơi! Tình yêu của tôi.
Rất vui trong dịp này Nhạc sĩ Nguyễn Quang Nhàn và phu nhân về thăm quê hương và Hà Nội, nên MK đã được đón anh chị giữa lòng Hà Nội. Tình cờ mùa thu năm 2011 thuhanoi có viết bài thơ về mùa thu "Giữ mùa thu cho em" và được anh đề nghị viết thêm 1 khổ nữa cho đủ hai mươi câu cho ca khúc "Giữ Mùa Thu Cho Em" và được ca sĩ Phong Lan thể hiện thành công.
ẢNH HA NOI
Thuhanoi một sáng mùa xuân
ẢNH HA NOI
Cột mốc cây số thiết kế độc đáo bằng tăm tre do anh Phạm Thanh Khương cho mượn để chụp hình. Trong ảnh: Phạm Thanh Khương, Nguyễn Quang Nhàn và phu nhân, Mai khoa, Hồng Trường và anh Hà Đình Chung - nhân dịp đón vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Quang Nhàn về thăm Hà Nội.
ẢNH HA NOI
Trong ảnh: Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Quang Nhàn, anh Phạm Thanh Khương, Anh Hà Đình Chung, Mai Khoa và con trai anh Phạm Thanh Khương.
ẢNH HA NOI  ẢNH HA NOI
Mai Khoa và vợ anh Nguyễn Quang Nhàn chụp lưu niệm bên Hồ Gươm 23-4-2012
ẢNH HA NOI
Những phút giây hồn nhiên nhất của nhà thơ Phạm Thanh Khương và nhạc sĩ Nguyễn Quang Nhàn
ẢNH HA NOI
HÀ NỘI - NƠI TÔI CẤT DẤU NHIỀU KỶ NIỆM TUỔI THƠ (mk)
ẢNH HA NOI
HOA MÕ DÙ KHÔNG NGÀO NGẠT NHƯ HOA SỮA NHƯNG GỢI NHỚ NHIỀU !!!

ẢNH HÀ NỘI
Từ trái sang : anh Hoàng Liêm, anh Lê Trường Hưởng, anh Lèn Đàm

alt
Bạn bè ở Hà Nội đến chúc mừng sinh nhật nguoihanoi.net tròn 10 tuổi
Hàng trước: từ trái NT Thủy Hướng Dương, NT Kiều Anh Hương, Anh Quân, A.Lèn Dặm, Thuhanoi, Vân Thiên Minh, A.Lê Trường Hưởng(Chủ nhiệm blogs Hà Nội Xuân), NS Nguyễn Quang Nhàn và phu nhân, Trường Mỡ, Anh Hà Đình Chung đứng sau NS Nguyễn Quang Nhàn cùng các nhà thơ, bạn bè nguoihanoi.net
alt
Đặc biệt có vợ chồng anh chị nhạc sĩ Nguyễn Quang Nhàn
Từ nửa bán cầu (Mỹ) cũng tham dự họp mặt vui vẻ - anh Phạm Thanh Khương có việc về sớm nên không kịp ghi hình lưu niệm
Hà Nội cuối Xuân nhưng còn mang rất nhiều gió Xuân và hương Xuân, ngay tại lòng người hân hoan mùa xuân vĩnh hằng bởi tình yêu Hà Nội luôn ngự trị trong trái tim mọi người.
ẢNH HÀ NỘI
Hai bố con Nhà văn - nhà báo Nguyễn Đình Xuân (tác giả cuốn thơ Trăng mật với Thời gian)
ẢNH HÀ NỘI
Từ trái sang anh Lèn Đàm, NT.Thủy Hướng Dương, NT.Đặng Vương Hưng, Mai Khoa, anh Lê Trường Hưởng
ẢNH HÀ NỘI
ẢNH HÀ NỘI
ẢNH HÀ NỘI
ẢNH HÀ NỘI
Nhà thơ Trần Ninh Hồ chia sẻ niềm vui với anh Phạm Ngọc San "Chạng Vạng Hoa Đèn)
ẢNH HÀ NỘI
Anh Kiều Anh Hương và các bạn.
ẢNH HÀ NỘI
ẢNH HÀ NỘI
ẢNH HÀ NỘI
ẢNH HÀ NỘI

* Ngày 22/4/2012, Hà Nội nắng chứa chan. con đường từ cầu Chương Dương đổ dốc xuống 300m là nhà hàng Quán Lá Tuấn Hào, nơi đây sẽ diễn ra buổi kỷ niệm 10 năm thành lập Người Hà Nội Nét.

Mới chưa đến 9h sáng, nhóm ẩm thực đã tập trung ở nhà hàng. Vân Thiên Minh chở Thuhanoi chọn mua những đóa hoa Loa Kèn trắng tinh rạng rỡ mang về cắm bình. Cùng lúc đó, mọi người mau chóng ra chợ chọn mua trái cây mang về. Thành viên Phan Kiền tuy không đến dự đã gửi tặng 60 bông hồng đỏ thắm và thêm 1 bó hoa Loa Kèn nữa.

Bàn ghế được kê theo hình chữ U để mọi người có thể ngồi đối diện và dễ trao đổi tọa đàm. Những chiếc nơ đỏ trang trí trên thành ghế làm cho khán phòng sinh động hẳn lên.

Khoảng 12 giờ lác đác các thành viên đến phụ giúp có Notagie, Vân Thiên Minh, Phùng Nguyên Phong, NemchuaHN, Thuhanoi mỗi người một tay gọt trái cây, sắp bánh lên dĩa, cắm hoa ... công việc được tiến hành trôi chảy... Những đôi tay khéo léo tỉa từng cánh hoa lung linh trong ánh sáng chan hòa, gửi vào đó bao tình yêu Hà Nội.

13 giờ, thành viên đến khá đông mỗi người đều tìm cho mình một công việc thích hợp... mắt biếc tích cực trong khâu chuẩn bị sách biếu tặng cùng Galy, babychecken... cùng nhiều bạn khác hoàivy, hoài tâm, Nguyễn Tuân... các bạ không đi một mình mà có thêm người đẹp cùng đến dự, cùng hòa vào không khí vui tươi, thân mật.... Tôi nhin thấy áo đỏ quen thuộc, kẻlươibieng vừa từ cầu thang máy bước ra cười tươi như hoa... Những cựu thành viên cũ gặp nhau lâu ngày hỏi han trò chuyện cởi mở. Long_Caper_HN báo bận không đến, nhưng chắc cũng nôn nóng không thể đừng đã có mặt với những ống kinh máy ảnh lủng lẳng, xem ra ngứa nghề không thao tác là không chịu được, phải tranh thủ chớp nhoáng ghi lại quang cảnh buổi lễ.

Đã 14 giờ rồi, số khách mời chưa thấy những thành phần quan trọng, có lẽ bà con quen giờ dây chun nên lục tục đến ... Cầu thang máy bung ra, ôi chật ních khách mời, thật là vui, hồi hộp và những nụ cười chào đón niềm nở, lần lượt các vị khách an vị ... đúng 14g15 buổi lễKhai Mạc bắt đầu.

Nhận lời mời của Thuhanoi, các anh em blogs Hà Nội Xuân đến rất đúng giờ , điểm mặt có chủ nhiệm Lê Trường Hưởng (người anh Cả) tiếp theo anh Lèn Dặm (Lương Đức Kỳ), anh Phạm Thanh Khương, anh Hà Đình Chung, em trai Phạm Hồng Trường (luôn là người xung phong đưa đón các anh chị em ở xa về rất chu đáo), vợ chồng anh Nguyễn Quang Nhàn (ở Mỹ về thăm quê hương), vợ chồng anh Phạm Ngọc San cùng các con trai gái dâu rễ đều có mặt dự ra mắt hai tập sách : HÀ NỘI MẾN YÊU VÀ CHẠNG VẠNG HOA ĐÈN.

Hội thi ngành cao su Việt Nam (2 ca khúc đoạt giải A+B)


Kỷ niệm 116 năm cây cao su có mặt ở Việt Nam, với mục đích khẳng định và quảng bá thương hiệu, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã mở cuộc vận động sáng tác thơ – ký – nhạc (ca khúc)– ca cổ về ngành. Trong đó, riêng thể loại ca khúc chia thành 2 loại: trữ tình và truyền thống. Cuộc thi kéo dài từ tháng 1/2013 đến ngày 31/7/2013. Ban tổ chức đã nhận được 200 ca khúc của hơn 100 nhạc sĩ từ khắp mọi vùng miền gửi về tham gia, vượt mong đợi của BTC về cả số lượng và chất lượng.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Thanh Bình – chủ biên trang âm nhạc trực tuyến Giai Điệu Xanh, thành viên Hội đồng thẩm định ca khúc của cuộc vận động sáng tác này.
Là người theo dõi mảng ca khúc gửi dự thi từ vòng sơ khảo, anh có thể nêu một vài nhận xét chung về những ca khúc về ngành cao su lần này gửi dự thi lần này?
Nhận lời tham dự trong hội đồng thẩm định ca khúc từ vòng sơ khảo cho đến chung khảo, thời gian đầu, tôi thấy hơi lo lắng, vì sau 1 tháng phát động, các ca khúc gửi về lác đác, chất lượng lại chưa cao, nhưng điều đáng mừng là càng về sau càng có nhiều tác phẩm của các tác giả chuyên nghiệp đổ dồn về. Với một cuộc vận động sáng của một ngành cụ thể như ngành cao su mà có được 200 ca khúc quả là điều rất có ý nghĩa. Đáng mừng hơn là có nhiều ca khúc hay để cán bộ và công nhân cao su có thể dàn dựng, biểu diễn trong các sinh hoạt tập thể và hội diễn văn nghệ của ngành cao su.
Hội đồng thẩm định đánh giá thế nào về chất lượng của những ca khúc tham gia cuộc vận động sáng tác lần này?
-Để đánh giá chất lượng của tác phẩm và chọn lọc ra những tác phẩm nổi trội là một công việc rất khó. Chắc chắn ít nhiều vẫn mang tính chủ quan, do đây là những ca khúc viết về ngành cao su, nên sau này, chính khán thính giả công nhân cao su sẽ là những người thẩm định ca khúc nào chạm được vào trái tim của mình. Khi mở ra Cuộc vận động, BTC kỳ vọng có được những ca khúc thật sự truyền tải được tình cảm và niềm tự hào của công nhân cao su, và rất mong có những ca khúc khiến công nhân cao su thích nghe, thích hát.
Theo anh, liệu Ban tổ chức (BTC) có chọn được một ca khúc truyền thống cho ngành như mục tiêu ban đầu của cuộc vận động đã đề ra?
Trong 200 ca khúc của hơn 100 tác giả trên cả nước gửi về dự thi có 80 ca khúc truyền thống. Hầu hết các ca khúc truyền thống gởi về tham gia cuộc vận động lần này thiên về hành khúc, đó là những khúc hát thể hiện truyền thống, khát vọng và niềm tự hào của ngành cao su trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, để chọn được một khúc hát vừa có tầm khái quát về ngành, vừa có được chiều sâu xúc cảm đủ sức truyền được cảm hứng tự hào về truyền thống, đánh thức được khát vọng vươn xa của thương hiệu cao su VN thì vẫn cần phải chờ đợi thêm. Với những khúc hát cho từng công ty cao su cụ thể như Dầu Tiếng, Lộc Ninh,… thì có những ca khúc khá hay, khi vang lên, thực sự có giá trị cổ vũ động viên cho công nhân.

Với 120 ca khúc gửi dự thi thể loại ca khúc trữ tình, chắc đã phần nào phản ánh được đời sống tinh thần của cán bộ và công nhân cao su?
Nếu 80 ca khúc truyền thống là những khúc hát tươi sáng, lạc quan, biểu lộ niềm tự hào và khát vọng vươn xa của ngành cao su Việt Nam thì 120 ca khúc trữ tình lại là những khúc hát mang đậm chất tự sự, bày tỏ nhiều cung bậc tình cảm sâu sắc, chân thật và hết sức đa dạng của người công nhân.
Trong các ca khúc trữ tình, không thiếu những ca từ đầy chất thơ. Điều thú vị là có khá nhiều những câu chuyện tâm tình của người công nhân, có khi đó là tâm sự của 1 cô gái ươm trồng cao su gửi cho người yêu là một anh lính ở đảo xa, có khi là bức tranh tâm trạng của một anh công nhân canh giữ rừng đêm, có khi là vẻ đẹp của cao su mùa thay lá, là chuyện tình nảy nở trong quá trình lao động ở nông trường. Đúng là:  “Rừng cao su nhìn từ phía nào cũng đẹp”.
Nói về ca khúc không thể chỉ dừng lại ở ca từ. Tính đa dạng về chất liệu âm nhạc là nét nổi trội được ghi nhận từ mảng ca khúc trữ tình. Từ làn điệu dân ca Tây Bắc mộc mạc, âm hưởng dân ca Tây Nguyên rộn ràng, cho đến những khúc hát ru, những điệu hò ví dặm hay những làn điệu dân ca Nam Bộ ngọt ngào... đều được các tác giả từ khắp cả nước vận dụng nhuần nhuyễn để chuyển tải những tình cảm chân thực của công nhân cao su hoạt động trải dài khắp cả nước. Việc  vận dụng các chất liệu âm nhạc dân gian này chứng tỏ các tác giả có ý thức vận dụng chất liệu âm nhạc dân gian để tạo nên sự gần gũi với công nhân và đó là một trong những phương thức giúp tác giả biểu lộ được cảm xúc chân thành của người công nhân mỗi vùng miền.
Thể loại ca khúc trữ tình chắc là sẽ dễ dàng để các tác giả thể hiện cảm xúc của mình hơn?
120 ca khúc trữ tình đã mang đến cho người nghe sự phong phú về chất liệu âm nhạc, nhiều ca khúc vừa đậm chất trữ tình, vừa mang âm hưởng dân gian, lại vừa là những ca khúc có nhịp điệu trẻ trung, sôi nổi mang được hơi thở của cuộc sống hiện đại qua những góc nhìn đa chiều của các tác giả. Trong đó, có những ca khúc nhỉnh hơn, chẳng hạn ca khúc Như dòng sữa mẹ chọn một cách nói gần gũi với người phụ nữ và sử dụng chất liệu âm nhạc như khúc hát ru ngọt ngào, tình cảm, nên giai điệu dễ đi vào lòng người. Ca khúc này là sự gặp gỡ và sự cộng hưởng của 2 tâm hồn phụ nữ là nhà thơ Mai Khoa và nhạc sĩ Quỳnh Hợp. Điều đáng chú ý của ca khúc này là nhờ sử dụng hình thức hát ru đúng lúc đúng chỗ nên tô đậm được tính chất truyền cảm của giai điệu..
Ca khúc Cao su mùa cây thay lá miêu tả khoảnh khắc lạ lùng của rừng cao su mùa thay lá mới. Không chỉ những người công nhân cao su mà ngay những nhạc sĩ không ở trong ngành cao su cũng phải xao xuyến trước sự thay đổi của đất trời, vì ở đây có một cái gì đó mới mẻ, mang nét đẹp của sự sống, của sự phát triển vươn lên. Anh Kiều Tấn Minh đã phổ khá thành công bài này.
Long lanh dòng nhựa trắng của nhạc sĩ Phan Khanh là ca khúc vận dụng chất liệu dân ca Nam Bộ, ngọt ngào để ca ngợi vẻ đẹp lung linh của dòng nhựa trắng, một sản phẩm chính yếu của ngành cao su.
Trong Chiều Tây Nguyên, nhạc sĩ Trần Hữu Bích đã đồng cảm với 2 tác giả thơ là Trần Thành Nghĩa, Trần Nhật Thu để vẽ lên nét đẹp của chiều Tây Nguyên. Và, ẩn sau nét đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn của những công nhân, sự đổi mới ở nông trường vùng cao. Tác phẩm dùng thang âm của dân ca Tây Nguyên.
Bên rừng cao su nghe câu hò ví dặm, nhạc sĩ Quang Dũng đã sử dụng làn điệu của những câu hò ví dặm Nghệ Tĩnh để  biểu lộ phút xao xuyến đến bất ngờ khi nghe giọng hò Nghệ Tĩnh giữa rừng cao su bạt ngàn..
Bài ca tình đất tình người của nhạc sĩ Trần Ái Nghĩa là cảm nhận về sự sống đã hồi sinh từ vùng đất Quảng Trị-một vùng đất từng bị đạn bom cày nát trong chiến tranh, nhưng giờ đây đã có những rừng cao su bát ngát. Bài hát với nhạc cảm tinh tế, đã khiến người nghe phải lắng lòng trước sự gắn bó giữa tình đất, tình người chứ không chỉ đơn giản dừng lại như một bài tụng ca về những thành tựu của ngành cao su…
Vậy có thể xem ngành cao su đã có một mùa bội thu những ca khúc qua cuộc vận động sáng tác lần này?
Khó có thể bao quát hết về chất lượng các tác phẩm trong đôi ba lời. Hơn nữa, đây không phải là một cuộc thi mà là một cuộc vận động sáng tác. Do vậy, theo tôi, điều thành công và có ý nghĩa nhất đối với ngành cao su trong cuộc vận động lần này là đã thu hút được các tác giả chuyên nghiệp từ khắp mọi vùng miền trong cả nước gửi bài tham dự. Hầu hết các tác giả đều là hội viên hội âm nhạc, Hội viên các Hội VHNT các tỉnh thành, từ Tây Bắc, Sơn La, Lai Châu, Hà Nội, Nghệ Tĩnh, Đà Nẵng, TP.HCM, Tây Nguyên, miền Đông, miền Tây Nam Bộ... Cả những vùng miền không có cây cao su thì các nhạc sĩ cũng gởi tác phẩm tham gia. Chỉ có 10% các anh chị em hoạt động văn hóa văn nghệ trong ngành và có thể xem là mùa bội thu những ca khúc mới về ngành cao su.
Được biết, kết thúc cuộc vận động sáng tác, BTC cũng đã ra mắt được 3 album ca khúc để giới thiệu những ca khúc mới đến với đông đảo các bộ, công nhân cao su?
Theo tôi, đó cũng là cách để những sáng tác mới về ngành lan toả nhanh và hiệu quả trong đời sống tinh thần của cán bộ, công nhân cao su. 3 album ra mắt lần này là: Âm vang dòng nhựa trắng – những ca khúc truyền thống đạt giải A; Khát vọng xanh – những ca khúc trữ tình đạt giải, trong đó, có cả những ca khúc của 3 thành viên hội đồng thẩm định như Cao su Việt Nam (Phạm Minh Tuấn), Cao su khát vọng xanh (Vũ Hoàng), Sắc lá tương tư (Thanh Bình); Riêng nữ nhạc sĩ Quỳnh Lệ ra mắt album Đến với yêu thương để trải lòng mình sau hơn 30 năm gắn bó với ngành cao su. Sau cuộc vận động sáng tác này, hy vọng sẽ có những khúc hát được vang lên trong các đợt hội diễn văn nghệ của ngành, và cũng hy vọng sẽ có không ít những câu hát hay được truyền môi trong công nhân cao su.
Kết quả: “Sáng tác ca khúc về ngành cao su”
Ca khúc Truyền thống - Giải A
01. Cao su Việt Nam ngời sáng vinh quang - Tác giả: NS Đặng Quang Vinh – TpHCM
02. Hát trên nông trường xanh - Tác giả: NS Nguyễn Hòa - Tp.HCM
03. Hát cho cao nguyên ngày mai - Tác giả : NS Quang Dũng - Đak Lak
04. Hành khúc công nhân cao su - Tác giả : Ngọc Thu Hồng – Tp.HCM
05. Hành khúc cao su Việt Nam - Tác giả: NS Nguyễn Long -  Bình Dương
06. Âm vang dòng nhựa trắng - Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh - Kon Tum
07. Cao su Bà Rịa tự hào đi lên - Tác giả: Nguyễn Đại - Bà Rịa
08. Tiếng gọi từ dòng nhựa - Tác giả: NS Trịnh Thùy Mỹ - Tp.HCM
09. Bài ca thanh niên Dầu Tiếng- Tác giả: NS Ngô Tùng Văn – Tp.HCM
10. Niềm vui người công nhân - Tác giả : NS Trần Quang - Sơn La
Ca khúc Truyền thống - Giải B
01. Ngành cao su vững bước đi lên - thơ Trương Nam Chi- Tác giả: NS Kiều Tấn Minh -TPHCM
02. Bài ca người công nhân cao su - Tác giả: NS Trương Công Ảnh - Đà Nẵng
03. Cây cao su – sứ giả Tình hữu nghị VN – KPC- Tác giả :  Nguyễn Chính – Hà Nội
Ca khúc Trữ tình - Giải A
01. Bài ca tình đất, tình người - Sáng tác:  NS Trần Ái Nghĩa – Đà Nẵng
02. Chiều Tây Nguyên  -(thơ: Trần Thành Nghĩa, Trần Nhật Thu) - Tác giả: NS Trần Hữu Bích - TpHCM
03. Như dòng sữa mẹ- (thơ Phạm Thị Mai Khoa) - Tác giả: NS Quỳnh Hợp - TpHCM
04. Long lanh dòng nhựa trắng -  Tác giả: NS Phan Khanh – TpHCM
05. Bên rừng cao su nghe câu hò ví dặm -  Tác giả: NS Quang Dũng - Đak Lak
06. Giữa bạt ngàn lá đỏ - Tác giả: NS Nguyễn Tiến Nghĩa – TpHCM
07. Dòng sữa đất mẹ - Tác giả: NS Thắng Liêm – TpHCM
08. Cây cao su về bản em  - Tác giả: NS Quỳnh Hợp – TpHCM
09. Mưa rừng   - Tác giả: NS Minh Huề - Bà Rịa Vũng Tàu
10. Cao su dòng nhựa sống  - Tác giả: NS Đoàn Xuân Mỹ - TpHCM
Ca khúc Trữ tình - Giải B
01. Cao su mùa cây thay lá (thơ: Trương Nam Chi) - Tác giả: NS Kiều Tấn Minh - Tp.HCM
02. Thương mãi một loài cây - Tác giả: Nguyễn Hòa - TpHCM
03. Màu xanh yêu thương  - Tác giả : NS Đỗ Dũng - Quảng Trị
04. Tây Bắc xanh - thơ Trần Nhương - Tác giả: Trần Huyền Nhung - Tp.HCM
05. Tình ta trong dòng nhựa trắng - (lời: Đỗ Như Thuần) - Tác giả: NSUT  Thanh Anh - Đà Nẵng
06. Từ dòng sữa thơm - thơ Phạm Thị Mai Khoa - Tác giả: NS Nguyễn Tuấn Khanh - Tp.HCM
07. Trên lối nhỏ em đi - Tác giả: NS Hoàng Lương - Vũng Tàu
08. Khi rừng cao su vắng em - Tác giả: Phan Gia Kiện  - Bình Thuận
09. Rừng đêm bình yên - Tác giả : NS Minh Huề  - Vũng Tàu
10. Hương rừng - Tác giả: NS Ngọc Thiên Hoa  - Tp.HCM
Hà Nhật Quỳnh (thực hiện)
ANVN32 (12/2013)