Nền
nã, kín đáo, thanh lịch rất “Hà Nội” trong dáng vẻ, trong lời ăn tiếng nói. Người
phụ nữ ấy yêu Hà Nội, chuyển nỗi si tình vào trong những vần thơ dịu dàng, chứa
chan cảm xúc…
Thơ của Mai Khoa là nguồn cảm hứng cho cho
nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như Tôn Thất Thành, Đào Đức Long, Trung Kim, Kiều Tấn
Minh,... Trong đó, bài thơ “Mùa thu níu bước em về” đã được nhạc sĩ Quỳnh Hợp
phổ nhạc thành ca khúc chủ đề trong album cùng tên chào mừng 1000 năm Thăng
Long Hà Nội. Tên Mai Khoa cũng nằm trong danh sách 500 tác giả trong tập sách
1000 ca khúc Thăng Long - Hà Nội, dày gần 2000 trang của nhà thơ Nguyễn Thụy
Kha. Chị cũng được chọn là một trong 36 nhân vật trong cuốn sách Người Hà Nội
(do công ty Truyền thông VietPictures và Nhà xuất bản Thế giới thực hiện, phát
hành tháng 12.2010) mà như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Chúng ta đã và
đang chứng kiến những di tích lịch sử và những di tích văn hóa của Thăng Long ngàn
năm. Nhưng chúng ta cũng nhận ra bên cạnh những di tích lịch sử, những di tích
văn hóa là những di sản sống. Những di sản sống ấy chính là những con người như
36 nhân vật trong cuốn sách này. Họ lưu giữ trong chính đời sống của họ với
những giấc mơ, những sáng tạo và dâng hiến cho đời sống của vùng đất kinh kỳ.
Và chính họ vừa lưu giữ bằng hơi thở, làm cho những giấc mơ, những sáng tạo và
những dâng hiến lan tỏa trong đời sống của Thăng Long”.
Dẫu có thay đổi hoàn cảnh sống, môi
trường sống thì tình yêu Hà Nội trong chị luôn vẹn nguyên. Chị kể: năm 1975,
gạt nước mắt lo lắng của mẹ, Mai Khoa khai gian một tuổi để được đi bộ đội. Năm
1978, chị và gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Mai Khoa công tác tại Sở
Giao thông Vận tải TP.HCM từ năm 1984 đến nay. Trong vai trò vợ đảm, mẹ hiền,
rồi là một công nhân viên chức mẫn cán, nhưng tình yêu thơ và đặc biệt là thơ
cho Hà Nội của chị vẫn nồng cháy và tuôn trào: "Tôi vốn yêu thơ, văn từ
nhỏ. Nhưng tôi không thể yêu một cách chuyên nghiệp thì yêu lãng đãng vậy. “Thơ ơi người náu ở đâu. Ta xin một chữ gối
đầu giấc trưa".
Ngoài một số thơ in trên các báo, tạp
chí từ những năm 70, chị còn có tác phẩm in chung trong các tập: Tuyển thơ
nguoihanoi.net (2007), 87 và tôi (2008), Im lặng và nghe (2009), Sương bờ liễu
hạnh (2010), Nhớ về Thăng Long Hà Nội (2010). Thu Hà Nội - tập thơ cá nhân của
chị mới chính thức ra mắt nhân buổi offline kỷ niệm 1 năm thành lập diễn đàn
nguoisaigon.vn. Dẫu vậy, chị vẫn không chịu nhận mình là nhà thơ: “Tôi chỉ là
người biết dùng câu chữ để chia sẻ tiếng lòng của mình”.
Em
nhìn về một cõi nhớ xa xăm
Cứ
nao lòng khi mùa thu trở giấc
Để
nắng mưa trần trụi và khe khắt
Hà
Nội thu tròn vẹn một ân tình
(Hà Nội thu tròn vẹn một ân tình)
Sống ở Sài Gòn, nỗi nhớ về Hà Nội vẫn
đong đầy để mỗi độ đông về người thiếu nữ Hà Nội thuở nào lại da diết.
Sài
Gòn mùa này cũng đã trở đông
Cơn
gió sớm se lòng người viễn xứ
Cố
nhân ơi! Thế là thêm lần nữa
Xa
mùa đông rét ngọt nhớ khôn nguôi
…
Tặng
anh mùa xuân nắng gió Sài Gòn
Cho
Hà Thành ấm lên hoa đào khoe sắc
Cho
tươi xanh – thơm ngát một triền đê
Mỗi
sớm xuân về náo nức những say mê
(Chuyển mùa)
Mai Khoa tâm niệm: "Tôi là người
sinh ra cho Hà Nội và thuộc về Hà Nội. Tôi yêu Hà Nội bằng tình yêu của một
người thiếu nữ dành cho một chàng trai hồn nhiên, mạnh mẽ, vô tư. Tôi yêu linh
hồn của mảnh đất này". Tôi chưa thấy ai say đắm một vùng đất như Mai Khoa
qua từng lời kể, qua từng ánh mắt… Nỗi nhớ ấy nằm trong từng cơn gió bấc, những
triền đê, phố cổ với hoài niệm không tên, cốm làng vòng gói lá sen,, vầng trăng
thê húc… Nỗi nhớ ấy còn chứa đựng cả ước ao được gìn giữ một Hà Nội trinh
nguyên thanh lịch…
Duy Thủy
Bài viết đăng trên tạp chí “Thế giới
ảnh”-VCCI số 109-4/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét